4

THIÊN CHÚA NHẬP THỂ

- CON NGƯỜI THẦN LINH 

 

N

ếu trọng tâm của học thuyết về xă hội của Kitô Giáo không phải là chủ nghĩa duy nhân bản như khuynh hướng nhân quyền tự quyết hiện nay, mà là chủ nghĩa nhân bản đối thần, th́ Mầu Nhiệm Thiên Chúa Nhập Thể Làm Người Nơi Đức Giêsu Kitô chính là cốt lơi của chủ nghĩa nhân bản đối thần này. Bởi v́, Thiên Chúa Nhập Thể nghĩa là ǵ, nếu không phải “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1:23), “Các con hăy nên trọn lành như Cha trên trời của các con là Đấng trọn lành” (Mt 5:48),  “Thày đă làm thế nào các con cũng hăy làm như vậy” (Jn 13:15), và “Cha trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những ai kêu xin Ngài” (Mt 10:20).

 

 

THIÊN CHÚA NHẬP THỂ NGHĨA LÀ

“THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA”

 

T

ại sao Thiên Chúa không mặc lấy bản tính thiêng liêng sáng láng tốt lành của các thiên thần mà là bản tính hữu h́nh hữu hạn thấp hèn của nhân loại chúng ta? Nếu không phải v́ chính hữu thể của Ngài cũng là một bản thể thuần linh và v́ các thiên thần đă được chầu chực phục vụ chung quanh Ngài rồi, trong khi đó, loài người đă được Ngài “dựng nên theo h́nh ảnh Ngài” (Gen 1:27), tức có mầm mống thần linh, một loài sinh vật hữu h́nh duy nhất trong thiên nhiên vạn vật thuộc h́nh tượng có khả năng nhận biết và yêu mến Ngài, để chẳng những có thể đáp ứng Ngài như các thần lành, mà c̣n trung thực phản ảnh Ngài, Đấng vô cùng thiện hảo muốn mạc khải ḿnh ra cho tạo vật biết về bản tính yêu thương tuyệt diệu của Ngài.

 

Thật ra, “Thiên Chúa là thần linh” (Jn 4:24) cũng đă tỏ ḿnh ra cho các thiên thần và các vị cũng phải nhận biết Ngài mới được hưởng thánh nhan Ngài, bằng không đă bị hư đi như con khổng long cùng với một phần ba tinh tú trên trời rồi (x Rev 12:4). Tuy nhiên, nơi trường hợp con người, Ngài chẳng những dựng nên họ “giống h́nh ảnh Ngài”, ở chỗ ban cho họ có tâm linh như Ngài có Thần Linh, khi “thở vào mũi họ hơi sự sống” (xem Gen 2:7), nghĩa là họ cũng có khả năng nhận biết và tự do sinh động, giống như trường hợp của các thiên thần, mà c̣n dựng nên họ, như Ngài nói: “tương tự như chúng ta” (Gen 1:26), một Thiên Chúa Ba Ngôi, nghĩa là cũng biết yêu thương và thông hiệp như Ngài và với Ngài. Thế nên, “Ngài đă dựng nên họ có nam có nữ” (Gen 1:27), để họ có thể diễn đạt và phản ảnh cộng đồng “chúng ta” nơi Ngài, Vị “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn 4:8, 16).

 

Tuy nhiên, nếu Ngài không thổi hơi sự sống vào mũi họ, con người không nên giống Ngài ở chỗ có tâm linh như Ngài có Thần Linh thế nào, th́ họ cũng không thể nào biết yêu mến “tương tự như” Ngài, nếu Ngài không yêu họ trước (xem 1Jn 4:19), bằng việc tỏ ḿnh ra cho họ thấy Ngài là Thiên Chúa yêu thương:

 

·        “Chúng ta không thể nào yêu thương nếu chúng ta không được yêu”.

 

(ĐTC Gioan Phaolô II, Sứ Điệp Chủ Đề ‘Chúa Cha yêu thương các con’ cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XIV, ban hành ngày 6/1/1999, trích dịch từ tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, ngày 20/1/1999, đoạn 3). 

 

Đó là lư do tại sao Ngài đă tỏ t́nh với nhân loại, bằng việc “Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14): “T́nh yêu của Thiên Chúa đă tỏ hiện giữa chúng ta là ở chỗ Ngài đă sai Con duy nhất của Ngài đến thế gian để chúng ta nhờ Người mà được sự sống” (1Jn 4:9).

 

Thật vậy:

 

·        Cái làm cho đức tin Kitô Giáo khác biệt với tất cả mọi tôn giáo khác là ở niềm tin vào con người Giêsu quê Nazarét là Con Thiên Chúa, Lời nhập thể, Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa đă đến trong thế gian. ‘Đó là niềm xác tín hân hoan của Giáo Hội từ ban đầu, khi Giáo Hội xướng ca mầu nhiệm của đạo chúng ta là Người đă tỏ hiện nơi xác thể’ (Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo, số 463). Thiên Chúa là Đấng vô h́nh sống động và hiện diện nơi con người Đức Giêsu, Con Đức Maria, Theotokos, Mẹ Thiên Chúa. Đức Giêsu quê Nazarét là Thiên Chúa ở cùng chúng ta, là Emmanuel: ai biết Người là biết Thiên Chúa, ai thấy Người là thấy Thiên Chúa, ai theo Người là theo Thiên Chúa, ai hiệp nhất bản thân ḿnh với Người là hiệp nhất với Thiên Chúa (xem Jn.12: 44-50). Nơi Đức Giêsu sinh ở Bêlem, Thiên Chúa đă mặc lấy thân phận con người, làm cho con người có thể tới gần Ngài, để thiết lập giao ước với loài người”.

 

(ĐTC Gioan Phaolô II, Sứ Điệp Chủ Đề ‘Lời Đă Hóa Thành Nhục Thể và Ở Giữa Chúng Ta’ để sửa soạn cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XV, ban hành ngày 29/6/1999, trích dịch từ tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, ngày 7/7/1999, đoạn 2).

 

“Bởi thế, t́nh yêu là ở chỗ không phải chúng ta yêu mến Thiên Chúa mà là Ngài đă yêu thương chúng ta” (1Jn 4:10). Tức nhân loại chúng ta có hết ḷng yêu mến Thiên Chúa hay có thực sự yêu thương nhau chính là v́ Thiên Chúa yêu thương trong chúng ta và qua chúng ta: “Chúng ta hăy yêu thương v́ Ngài đă thương yêu chúng ta trước” (1Jn 4:19); “nếu Thiên Chúa yêu thương chúng ta thế nào, chúng ta cũng phải yêu thương nhau như thế” (1Jn 4:11). Bởi vậy, theo ư định của Thiên Chúa khi “Ngài đă dựng nên con người theo h́nh ảnh và tương tự như Ngài”, Ngài chẳng những muốn tỏ ḿnh ra (revelation) cho họ mà c̣n muốn dùng họ như một Bí Tích Thần Linh để thông ḿnh ra (communication) nữa. Tức là, con người không phải chỉ h́nh ảnh của Thiên Chúa và tương tự như Thiên Chúa, mà phải thực sự trở nên h́nh ảnh sống động của Thiên Chúa, phải trở thành hiện thân đích thực của Thiên Chúa (xem Heb 1:3), phải trở thành Linh Đạo Mạc Khải, Vinh Quang Thần Hiển (theophany) của Thiên Chúa, như bụi gai cháy lửa mà không bị thiêu rụi (xem Ex 3:2), tóm lại, họ phải trở thành Hiển Linh của Thiên Chúa hay Thiên Chúa Hiển Linh, bấy giờ họ mới có thể đạt đến tầm mức viên trọn của ḿnh. Đó là lư do tại sao Thiên Chúa Nhập Thể c̣n có nghĩa là “các con hăy nên trọn lành như Cha trên trời của các con là Đấng trọn lành” (Mt 5:48), và “Thày đă làm thế nào các con cũng hăy làm như thế” (Jn 13:15).

 

·        Ở đây chúng ta chạm đến một điểm chính yếu làm cho Kitô giáo khác với tất cả mọi tôn giáo khác, những tôn giáo diễn tả việc con người t́m kiếm Thiên Chúa từ những thời cổ xưa nhất. Khởi điểm của Kitô giáo bắt nguồn từ việc Lời nhập thể. Như thế, không phải là con người t́m kiếm Thiên Chúa, mà là Thiên Chúa đích thân đến nói với chính con người, và chỉ cho con người đường nẻo để con người có thể đến với Ngài. Đó là điều đă được công bố trong Phần Nhập Đề của Phúc Âm thánh Gioan: ‘Chưa có ai đă từng thấy được Thiên Chúa; Người Con duy nhất, Đấng ở trong ḷng Cha, Người đă tỏ Cha ra’ (Jn.1:18). Như thế, Lời nhập thể làm thỏa nguyện ước vọng nơi tất cả các đạo giáo của nhân loại. Chính Thiên Chúa đă làm cho con người được thỏa nguyện, ngoài mọi ước mong của con người. Đó là một mầu nhiệm của ân sủng.

 

“Nơi Chúa Kitô, tôn giáo không c̣n là một ‘cuộc kiếm t́m Thiên Chúa một cách mù quáng’ (Acts 17:27) nữa, mà là một đáp ứng của đức tin vào Thiên Chúa là Đấng tỏ ḿnh ra. Nó là một đáp ứng mà con người nói với Thiên Chúa như với Hóa Công, với một Người Cha, một đáp ứng đă thành hiện thực nhờ một con người cũng chính là Ngôi Lời, mà nơi Người, Thiên Chúa đă nói với từng người, và nhờ Người mỗi người có thể đáp lại Thiên Chúa. C̣n nữa, cũng ở nơi con người này mà mọi tạo vật đáp lại Thiên Chúa. Chúa Giêsu Kitô là một khởi sự mới cho tất cả mọi sự. Nơi Người, tất cả mọi sự có; chúng được thăng hóa rồi được trả về cho Hóa Công là Đấng dựng nên chúng. Như thế, Đức Kitô là măn nguyện của ước vọng cho mọi tôn giáo trên thế giới, nên Người làø tầm mức viên trọn đích thực duy nhất của họ. Thiên Chúa nói thẳng với con người nơi Đức Kitô thế nào, tất cả loài người và toàn thể tạo vật cũng tự ḿnh nói với Thiên Chúa trong Đức Kitô như vậy, thực sự đó là việc tự hiến ḿnh cho Thiên Chúa. Mọi vật trở về với cội nguồn của ḿnh là vậy. Chúa Giêsu Kitô làm cho mọi sự tái tạo (x Eph.1:10), đồng thời làm hoàn tất mọi sự trong Thiên Chúa: một hoàn tất làm vinh danh Thiên Chúa. Tôn giáo có nền tảng nơi Đức Kitô là một tôn giáo vinh quang; nó là một tầm vóc mới mẻ của sự sống để chúc tụng vinh quang Thiên Chúa (x Eph.1:12). Tất cả mọi tạo vật thực sự là một biểu hiện của vinh quang Người. Đặc biệt con người (vivens homo) là sự hiển linh của vinh quang Thiên Chúa, một loài được kêu gọi để sống bằng sự sống viên trọn trong Thiên Chúa”.

 

(ĐTC Gioan Phaolô II, Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến, 6)

 

Thế nhưng, trong loài người, c̣n ai được Thiên Chúa ở cùng như Mẹ Maria (xem Lk 1:28), được Thiên Chúa trực tiếp ở nơi thân xác của Mẹ, được thụ thai và sinh Con Đấng Tối Cao” (Lk 1:31-32), được cung cấp cho Thiên Chúa chính huyết nhục của một ḿnh ḿnh (xem Mt 1:20, 25) để trở thành nhân tính của Ngài. Không một tạo vật nào được diễm phúc như Mẹ, kể cả các thần trời (xem Rev 12:4). Mẹ quả là “một điềm lạ cả thể xuất hiện trên không trung, đó là một người nữ mặc mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Rev 12:1). “Là một người nữ mặc mặt trời”, Maria chính là Vinh Quang Thần Hiển đệ nhất, tức là “sự hiển linh của vinh quang Thiên Chúa” đích thực nhất và chói ngời nhất.

 

 

 

THIÊN CHÚA NHẬP THỂ NGHĨA LÀ

“CÁC CON HĂY NÊN TRỌN LÀNH NHƯ CHA TRÊN TRỜI CỦA CÁC CON LÀ ĐẤNG TRỌN LÀNH”

 

 

M

ột khi Thiên Chúa đă hóa thành nhục thể, th́ nhục thể hữu h́nh, hữu hạn, thấp hèn, cùng với tất cả những bần cùng, khốn nạn và yếu kém nơi bản tính nhiễm nguyên tội của con người, đă được thần linh hóa, đă được hoàn hảo hóa nơi ngôi vị Chúa Giêsu Kitô. Cho dù là đau khổ và chết chóc tự ḿnh vốn là sự dữ về thể lư gắn liền với thân phận bất hạnh của con người đi nữa, cũng đă được Chúa Kitô Phục Sinh biến đổi để trở thành phương tiện cứu chuộc và ban sự sống. Thậm chí kể cả tội lỗi là sự dữ về luân lư do khả năng hạn hẹp, mù quáng và yếu đuối của con người gây ra đi nữa, cũng đă được Chúa Kitô Tử Giá đền bồi và cứu văn. Do đó, con người có thể sợ đau khổ, nhưng khi được Chúa gửi đau khổ đến cho, đau khổ vẫn là Thánh Giá Cứu Độ, vẫn có sức thanh tẩy linh hồn và thánh hóa linh hồn hơn hết, làm cho linh hồn càng mật thiết kết hợp với Chúa hơn, nên linh hồn phải biết vui ḷng đón nhận và chịu đựng đau khổ như một tặng ân hiếm quí. Cho dù con người có buộc phải ghét tội và tránh tội, nhưng nếu đă hết sức cố gắng nên trọn lành mà Thiên Chúa vẫn c̣n để cho họ sa ngă, th́ tội lỗi cũng là cơ hội Ngài muốn dùng để làm cho linh hồn biết ḿnh hơn nữa và hoàn toàn cậy trông phó thác vào Ngài hơn nữa, nên linh hồn cũng phải biết chấp nhận nó như là một thứ “lỗi lầm hồng phúc” (Bài Hoan Xướng trong Đêm Vọng Phục Sinh trước Thánh Lễ). 

 

Chính v́ “nhục thể” đă được Thiên Chúa Làm Người mặc lấy, mà tôi không thể khinh thường nó, và nhất là sử dụng nó như phương tiện để làm những ǵ bậy bạ, đớn hèn, phản nhân phẩm và phi nhân cách, như tà dâm, hiếp dâm, ngoại t́nh, dâm ô đồng tính, say sưa chè chén, nghiện hút, tự tử, ngừa thai nhân tạo v.v., trái lại, tôi phải dùng nó “như khí giới chiến đấu cho đức công chính” (Rm 6:13). Ngoài ra, chính v́ Thiên Chúa Làm Người, Ngài đă đồng hóa ḿnh với tất cả mọi người, nhất là thành phần hèn kém nhất trong xă hội (xem Mt 25:35-36, 40, 42-43, 45), dù họ nghèo nàn, tàn tật, xấu xí, bẩn thỉu, hôi hám, rách rưới, ngu dốt, khờ khạo, điên khùng v.v. mà tôi chẳng những không được khinh bỉ một ai, không được ghê tránh một ai, không được làm khổ một ai, không được sát hại một ai, trái lại, tôi phải hết ḷng tôn trọng tất cả mọi người và mỗi một người, tôi phải thật t́nh yêu thương họ và hết ḿnh giúp đỡ họ như phục vụ chính Thiên Chúa Làm Người vậy.

 

·        Bằng việc nhập thể của ḿnh, Chúa Kitô đă trở nên bần cùng để làm cho chúng ta nên phong phú nhờ cái nghèo của Người, và Người đă ban cho chúng ta ơn cứu chuộc là hoa trái trước hết bởi máu Người đổ ra trên thập giá (xem Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo, số 517). Trên đồi Canvê, ‘Người đă mang lấy các khổ đau của chúng ta Người đă bị đâm thâu v́ các lỗi lầm của chúng ta’ (Is.53:4-5). Việc hy sinh sự sống cao cả của Người, hoàn toàn nhưng không cho phần rỗi của chúng ta, là dấu chứng t́nh yêu vô cùng của Thiên Chúa đối với chúng ta. Thánh Gioan Tông Đồ viết: ‘Thiên Chúa đă yêu thương thế gian đến ban Con duy nhất của Ngài, để ai tin vào Người th́ không phải chết song được sự sống đời đời’ (Jn.3:16). Ngài đă sai Người đến để chia sẻ thân phận con người trong mọi sự, ngoại trừ tội lỗi; Người đă hoàn toàn ‘ban’ ḿnh cho con người, cho dù họ có cứng ḷng và phủ nhận đến sát hại Người (xem Mt.21:33-39), để nhờ cái chết của Người mang lại cho họ sự ḥa giải. ‘Vị Thiên Chúa tạo thành tỏ ḿnh ra như là một vị Thiên Chúa cứu chuộc, như là một vị Thiên Chúa ‘trung thành với ḿnh’ và trung thành với t́nh yêu của ḿnh đối với con người cũng như đối với thế gian mà Ngài đă tỏ ra trong ngày tạo dựng... trước nhan Đấng Tạo Hóa, con người thực sự quí hóa biết bao khi họ có được một Đấng Cứu Chuộc cao cả như vậy’ (Thông Điệp Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần, 9 và 10)”

 

(ĐTC Gioan Phaolô II, Sứ Điệp Chủ Đề ‘Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta’ để sửa soạn cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XV, ban hành ngày 29/6/1999, trích dịch từ tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, ngày 7/7/1999, đoạn 2).

 

·        Các con hăy chiêm ngắm và suy niệm! Thiên Chúa đă dựng nên chúng ta để thông phần vào chính sự sống của Ngài; Ngài kêu gọi chúng ta nên con cái của Ngài, nên những chi thể sống động của Nhiệm Thể Chúa Kitô, nên đền thờ sáng ngời của Thần Linh Yêu Thương. Ngài kêu gọi chúng ta trở thành sở hữu của riêng Ngài: Ngài muốn tất cả chúng ta là những vị thánh. Giới trẻ thân mến, chớ ǵ tham vọng thiện hảo của các con là nên thánh như Ngài là thánh...

 

“Hỡi giới trẻ của mọi địa lục, các con đừng sợ là những vị thánh của thiên niên mới! Các con hăy chiêm niệm, hăy yêu thích nguyện cầu; các con hăy gắn bó với đức tin của ḿnh và hăy quảng đại trong việc phục vụ anh chị em ḿnh, các con hăy là những chi thể sinh động của Giáo Hội và hăy là những nhà xây dựng ḥa b́nh. Để đạt được kết quả trong dự phóng thiết yếu của đời sống này, các con hăy tiếp tục lắng nghe Lời Người, hăy lấy sức mạnh từ các phép bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể và Thống Hối. Chúa muốn các con là những tông đồ gan dạ cho Phúc Âm của Người và là những nhà xây dựng cho một nhân loại mới. Thật vậy, các con làm sao có thể tin vào vị Thiên Chúa làm người mà lại không đứng vững trước tất cả những ǵ hủy hoại bản thân con người và gia đ́nh con người? Nếu các con tin rằng Chúa Kitô đă tỏ cho thấy t́nh yêu của Chúa Cha đối với mọi người th́ các con không thể không nỗ lực đóng góp vào việc xây dựng một thế giới mới, được xây dựng trên quyền năng của yêu thương và tha thứ, chống lại với bất công và tất cả mọi thảm cảnh về thể lư, luân lư và tinh thần, qui hướng chính trị, kinh tế, văn hóa và kỹ thuật vào việc phục vụ con người và việc phát triển toàn vẹn của con người”.

 

(Cùng nguồn vừa trích dẫn, đoạn 3)